2. Một câu câu nói của bầu Đức đến bây giờ người hâm mộ Việt Nam vẫn nhớ khi ông chủ đội bóng phố Núi từng khẳng định: HAGL đá cho vui chứ không thể đua vô địch.
Nhưng đá cho vui mà… thua nhiều hơn thắng thực sự khó mà cười nổi, nhất là khi HAGL chỉ loay hoay với giấc mơ trụ hạng kéo dài hết mùa này sang mùa khác.
Năm HAGL khởi sắc nhất kể từ khi đôn lứa Công Phượng lên đá ở V-League là mùa 2021, người ta thấy bầu Đức cười nhiều hơn, treo thưởng rất lớn để vô địch… hòng kỷ niệm 20 năm làm bóng đá. Điều đó chứng tỏ ông chủ đội bóng phố Núi chẳng phải không thích thành tích như từng tuyên bố.
Hoặc kể cả không thích thành tích thì việc nhìn đội nhà chật vật trụ hạng hoặc vất vả suốt nhiều mùa qua quả thực niềm vui của bầu Đức hơi… lạ.
3. Kể từ khi đưa lứa Công Phượng lên đá V-League, bầu Đức đã thay người dẫn dắt đội nhà tương đương số năm mà các cầu thủ trưởng thành từ học viện bóng đá HAGL.JMG.Arsenal trình làng.
Không tính những người nhà như HLV Trần Quốc Tuấn, Dương Minh Ninh, Nguyễn Văn Đàn… HAGL đã phải mời tới 4 thuyền trưởng ngoại quốc khác về dẫn dắt, từ Guillaume Graechen, Lee Tae Hoon, Chung Hae Seong và giờ là Kiatisuk.
Số tiền bỏ ra chắc chắn không nhỏ, điển hình như bầu Đức đang trả cho Kiatisuk tiền lương rơi vào khoảng 25-26.000 USD thì những người khác chỉ kém hơn đôi chút, nếu chẳng muốn nói có thể hơn.
Bầu Đức không thiếu tiền làm bóng đá như từng khẳng định, nhưng nhìn vào bài toán kinh tế - chất lượng thì dường như lại quá xa xỉ, bởi nếu chỉ trụ hạng có lẽ chưa cần đến những “bộ não” ngoại quốc. Thậm chí có khi thầy nội còn làm tốt hơn.
Những gì đang diễn ra ở HAGL khiến người ta nói niềm vui của bầu Đức thực sự xa xỉ theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen là vì thế!
" alt=""/>HAGL: Lo nhất bầu Đức thành... vô cảmAdrien Rabiot vừa trở lại đội tuyển Pháp sau hơn hai năm vắng mặt, đồng thời cũng nhận được những cuộc gọi từ MU để thảo luận các điều khoản chuyển nhượng.
![]() |
MU tiếp tục đàm phán lấy Rabiot |
MU cần tăng cường nhân sự cho hàng tiền vệ. HLV Ole Gunnar Solskjaer đánh giá cao sự đa năng trong lối chơi của Rabiot.
Mùa giải 2019-20, Rabiot thi đấu không liên tục ở Juventus. Dù vậy, trong giai đoạn cuối, anh chơi ổn định nên được HLV Didier Deschamps triệu tập vào đội tuyển Pháp, chuẩn bị cho UEFA Nations League 2020-21.
Rabiot có mặt trong danh sách sơ bộ đội tuyển Pháp trước World Cup 2018. Nhưng anh bất ngờ gửi mail cho HLV Deschamps, xin rút lui vì sức khỏe, và bị gạt bỏ cho đến nay.
HLV Deschamps giải thích, cánh cửa đội tuyển luôn rộng mở cho tất cả. Vì thế, Rabiot háo hức trước cơ hội thi đấu ở UEFA Nations League, cũng như tương lai với EURO 2020 (đá mùa Hè 2021).
Tương lai ở Juventus không mấy sáng sủa. Vì thế, Rabiot cân nhắc chuyển sang MU. Anh được Solskjaer hứa hẹn vai trò chủ chốt, để duy trì phong độ đỉnh cao và giữ một chỗ trong đội tuyển Pháp.
Barca muốn mua Sadio Mane
Barcelona đang rục rịch tiến hành chuyển nhượng để tân HLV Ronald Koeman sớm có nhân sự xây dựng đội hình cho mùa giải mới 2020-21.
![]() |
Barca muốn mua Sadio Mane |
Sadio Mane được xem là mục tiêu hàng đầu mà Barca hướng đến, trong nỗ lực làm mới hoàn toàn hàng công.
Mới đây, HLV Koeman đã thông báo với Luis Suarez về việc anh bị gạt bỏ. Ngay sau đó, Lionel Messi gửi fax đến văn phòng CLB đưa ra yêu cầu chấm dứt hợp đồng.
Chủ tịch Bartomeu sẽ có cuộc gặp với Messi để giải quyết các vấn đề, và không loại trừ khả năng hai bên dẫn nhau ra tòa án.
Barca không muốn để Messi ra đi. Ít nhất là trước khi hai bên hết hợp đồng vào mùa Hè 2021. Dù vậy, kế hoạch thay thế ngôi sao người Argentina vẫn được triển khai sớm.
Theo báo chí Catalunya, Barca sẵn sàng nổ "bom tấn" Mane để thay thế Messi, cùng Antoine Griezmann trở thành mắt xích chủ lực trên hàng công.
Ronald Koeman có quan hệ rất tốt với Mane, khi hai người cùng làm việc ở Southampton, giai đoạn 2014-2016. Đây là chìa khóa để Barca có thể giành chữ ký ngôi sao người Senegal.
Kim Ngọc
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 28Bóng đá Việt Nam giai đoạn 2018 - 2022 là sự tương phản gần như hoàn toàn so với nhiệm kỳ 7 (2012 - 2017), bởi nhiệm kỳ 7 là giai đoạn khó khăn của đội tuyển nam và U23 quốc gia.
Trong 5 năm, VFF đã phải thuê tới 5 HLV khác nhau, trong khi một loạt cầu thủ sau thành công ở giai đoạn 2008, 2009 đã lớn tuổi cũng như không còn giữ được phong độ tốt, các cầu thủ trẻ thiếu kinh nghiệm chưa đủ khả năng thay thế.
Nhưng sang giai đoạn 2018 - 2022, đội tuyển nam và U23 quốc gia gặt hái được những thành công ngoài sự mong đợi, luôn duy trì trong top 100 trên bảng xếp hạng của FIFA (cao nhất là hạng 92), góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của bóng đá Việt Nam ở khu vực.
Sự thành công của bóng đá Việt Nam gắn liền với HLV trưởng Park Hang Seo. Chiến lược gia người Hàn Quốc gắn bó 5 năm và cùng các đội tuyển U22, U23, ĐTQG giành nhiều chiến tích lịch sử.
Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ vừa qua, VFF cùng VPF nâng cao chất lượng các giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia, cải thiện được một phần cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động.
Kết quả tốt mà bóng đá Việt Nam có được đến từ việc các CLB và VFF chú trọng hơn vào phát triển bóng đá trẻ. Các cầu thủ trẻ có cơ hội thi đấu nhiều với các đội tuyển có trình độ cao ở các cấp độ khác nhau (đặc biệt là lứa cầu thủ sinh năm 1997,1998 tham dự giải U20 Thế giới) trong suốt một quá trình dài trong giai đoạn trước đã tạo tiền đề dẫn đến thành công của giai đoạn sau.
VFF đánh giá các CLB quan tâm nhiều hơn đến công tác đào tạo trẻ điển hình như: HAGL, Hà Nội, Viettel, PVF, SLNA… kết hợp với sự nỗ lực tăng cường đầu tư của Bộ VH, TT&DL, Tổng cục TDTT và Liên đoàn bóng đá Việt Nam.
Các đội tuyển được quan tâm trong công tác tuyển chọn, tập huấn nước ngoài cũng như tham dự các giải đấu giao hữu để nâng cao kinh nghiệm thi đấu cho các cầu thủ trước khi bước vào các giải đấu chính thức đã mang lại rất nhiều hiệu quả tích cực.
Ngoài các yếu tố như trên cũng không thể không nhắc đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia nước ngoài: Giám đốc kỹ thuật, HLV trưởng, các HLV thể lực, chuyên gia phân tích hiệu suất, chuyên gia y tế…
VFF đánh giá trong bản tổng kết nhiệm kỳ khóa 8 giai đoạn 2018- 2022 thành công nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, được thể hiện bằng các thành tích: vô địch AFF Cup 2018, vào tứ kết cúp châu Á 2019, lần đầu tiên giành quyền tham dự Vòng loại thứ World Cup 2022; Á quân U23 châu Á 2018, vào bán kết môn bóng đá nam Asiad 2018, Hai lần giành HCV SEA Games năm 2019 và 2022.
Trong khi đó, bóng đá nữ cũng 3 lần liên tiếp giành HCV tại SEAGames vào các năm 2017, 2019, 2022, và đặc biệt là tấm vé lịch sử tham dự World Cup 2023.
Ngoài ra, các đội tuyển futsal, bóng đá bãi biển nam-nữ cũng ghi nhiều dấu ấn, đặc biệt là lần thứ 2 tham dự World Cup của tuyển futsal nam Việt Nam.
Với các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam là V-League, hạng Nhất và cúp Quốc gia, theo đánh giá của VFF trong giai đoạn 2018-2022, các giải đấu được tổ chức chuyên nghiệp, nhiều trận đấu diễn ra sôi nổi, quyết liệt và kịch tính đã để lại những cung bậc cảm xúc, ấn tượng khó quên trong lòng người hâm mộ.
Dù vậy, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay, nên việc tái ký với các nhà tài trợ từ những mùa giải trước cũng như tìm kiếm các nhà tài trợ mới cho các giải đấu gặp nhiều khó khăn, thời gian gấp rút, khối lượng công việc lớn, nhà tài trợ đưa ra nhiều quyền lợi và mức kinh phí tài trợ còn hạn chế.
Một số CLB do kinh phí hạn hẹp nên không thể tiếp tục tham gia các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (CLB Than Quảng Ninh, An Giang và Tây Ninh). Chất lượng một số trận đấu ở giải hạng Nhất thấp, cơ sở vật chất nhiều đội bóng còn thiếu...
" alt=""/>VFF nhiệm kỳ 8: Thành công ngoài mong đợi